Close Menu
  • Home
  • SEO
    • Tin Tức SEO
    • Kiến thức SEO
    • Thủ Thuật SEO
    • Content
    • Tối ưu website
    • Link Building
    • Mạng xã hội
  • WordPress
  • Ladingpage
  • VPS – Hosting
  • Dịch vụ SEOMXH
  • ĐĂNG TIN
  • Liên hệ

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Cách Tìm Từ Khóa Của Đối Thủ Cạnh Tranh

26/04/2025

3 cách để tối ưu hóa cho bot tìm kiếm AI

19/04/2025

Phân trang và SEO: Những điều bạn cần biết vào năm 2025

12/04/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
  • Demos
  • Technology
  • Content
  • Buy Now
Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
seomxh.comseomxh.com
Demo
  • Home
  • SEO
    • Tin Tức SEO
    • Kiến thức SEO
    • Thủ Thuật SEO
    • Content
    • Tối ưu website
    • Link Building
    • Mạng xã hội
  • WordPress
  • Ladingpage
  • VPS – Hosting
  • Dịch vụ SEOMXH
  • ĐĂNG TIN
  • Liên hệ
seomxh.comseomxh.com
Trang chủ » Cách tối ưu hóa cấu trúc website với internal link
Kiến thức SEO

Cách tối ưu hóa cấu trúc website với internal link

Tuấn NguyễnBy Tuấn Nguyễn26/12/2022Updated:26/12/2022Không có bình luận15 Mins Read78 Views
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Telegram Tumblr Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Cách đưa internal link vào website

Thông thường, cách để làm nổi bật một trang quan trọng là đặt link tới trang đó, đặc biệt là từ những trang quan trọng khác. Đây là việc làm rất hữu ích đặt dưới góc độ của thủ thuật crawl và xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Điều này đúng từ lúc mà tôi viết bài đầu tiên về nó kể từ năm 2007. Tôi dùng một mô hình gọi là link-are-laser, thứ mà tôi vẫn còn nghĩ tới tại thời điểm này.

  • Link là tia laser
  • Link tới trang để làm nóng trang đó
  • Trang nóng lên hay không là do số lượng và chất lượng link tới nó
  • Các trang lạnh chắc chắn sẽ không có thứ hạng cao
  • Những trang nóng sẽ lên top

Đây chính là những thứ mà tôi đã nghĩ khi cố gắng xây dựng link và cấu trúc site của mình. Đây là cách tôi hình ảnh hóa cách thức nhân rộng khả năng lên top của các trang trên site bằng internal link.

Đã từng có lúc bạn có thể đẩy hạng của một trang rất nhanh chỉ bằng cách đi link thôi. Nhưng chính Google là người chọn ra trang liên quan nhất đến từ khóa tìm kiếm và giống với mong muốn tìm kiếm của người dùng nhất.

Điều này có nghĩa là, bạn có thể link tới tất cả những trang mà bạn muốn nhưng nếu Google cảm thấy trang đó không xứng đáng với thứ hạng cao hoặc nghĩ rằng có trang nào đó tốt hơn thì họ sẽ chọn trang khác. Từ những quan sát của tôi thì điều này là đúng. Đôi lúc sẽ có những thay đổi qua lại giữa các trang, các trang sẽ thay thế nhau với cùng 1 từ khóa.

Google sẽ tập trung nhiều vào chất lượng của page đối với người dùng cuối và tỷ lệ độ tin cậy/chất lượng thật của webite hơn là số lượng link trỏ tới trang hay cấu trúc internal link của web.

John Mueller nói trong video ở trên rằng:

“chúng tôi sử dụng internal link để hiểu rõ hơn content trên site của bạn”

Nhưng nếu như bạn có chiến lược phát triển cấu trúc site quá phức tạp thay vì tạo ra những trang content riêng lẻ thì bạn đang làm cho Google rối trong cách chọn trang để xếp hạng.

Internal link đã hoạt động hiệu quả như thế nào

Đây là cách mà tôi tối ưu hóa trang của mình – và để nói rõ hơn – hiện tại tôi vẫn xây dựng cấu trúc trang theo kiểu này mặc dù là trong năm nay tôi đã làm ít hơn để tránh những án phạt mới từ Google.

Tôi tập trung vào tối ưu cấu trúc của những trang chính, ví dụ như những trang mà bạn muốn nó lên hạng nhanh. Tôi ưu tiên đặt link internal tới những trang này (lúc nào cũng link tới nó trước) và do đó Google sẽ biết đây là những trang quan trọng trên site.

Link từ những website khác về các trang này để làm nóng nó, khi đó tất cả các trang trên site đều được hưởng độ tin cậy cũng như pagerank từ những link này do chúng đã link với nhau.

Sau đó, bạn link từ những trang nóng này tới những trang liên quan khác, mục đích là để chia sẻ độ tin cậy cho toàn site. Tôi cũng luôn link từ trang chủ về các trang quan trọng, đặc biệt là khi chúng không được nhận nhiều link tự nhiên.

Cách thức trên sẽ giúp site của bạn xếp hạng cao với rất nhiều từ khóa. Và trong năm nay, bạn có thể đạt được nhiều thứ hơn nếu như bạn làm thêm 1 vòng lặp thứ 2 như trên nữa (vì nó giúp cải thiện chất lượng trải nghiệm người dùng ).

Cách bạn xây dựng internal link phụ thuộc vào độ lớn và cấu trúc của site, thế nhưng dù là site thế nào đi nữa thì tôi vẫn chọn cách làm link đơn giản nhất trong năm nay.

Tôi sẽ cố gắng chơi an toàn và đa dạng hóa anchor text kiểu mình càng nhiều càng tốt với content tốt thay vì đặt link site-wide để lấy độ tin cậy tới tất cả các trang trên site của mình.

Dù bạn làm gì thì cũng đừng nên lạm dụng nó một cách thái quá. Họ sẽ phạt hoặc bỏ qua luôn những trang này.

Cách build internal link

Đơn giản chỉ là build những link hợp lý và có thể mô tả tốt về các trang liên quan.

Tôi để các link của mình nằm sâu trong phần content của website và ở menu bậc 2 và chỉ link các trang liên quan mật thiết đến nhau.

Đôi lúc tôi đặt mục tiêu link 10 trang tới 1 trang cùng chủ đề và không đặt link ngược lại. Nhưng có những lúc khác lại không. Việc đi link này còn phụ thuộc vào cách mà Google tính PR của trang nữa. Tôi thật sự thấy nó rất phụ thuộc vào cấu trúc của site và việc bạn làm content sâu như thế nào.

Thứ tôi muốn làm là những content thật sâu và có thể lên top với nhiều từ khóa dài. Tôi không thích link từ mọi trang tới một trang bởi vì nó giảm cơ hội để link tới những trang khác.

Không có một thủ thuật nào chung cho tất cả trang cả, tôi chỉ thấy rằng việc làm tốt nhất là link thật nhiều từ những trang liên quan, ở những nơi hợp lý. Đây là một công việc tôi nghĩ là đòi hỏi một chút sự sáng tạo của bạn đấy.

Google tìm thấy các trang internal trên website bằng cách nào?

Theo cách truyền thống thì Google sẽ tìm thấy link trang chủ của bạn từ những trang web khác. Sau đó nó crawl tiếp tất cả các trang được link tới từ trang chủ và cứ như vậy cho tới khi tìm thấy hết tất cả các trang trên web.

Đó là thời gian trước đây khá lâu rồi. Bây giờ cơ hội để Google tìm thấy tất cả các trang là vô hạn mặc Googlebot cũng chỉ làm những việc tương tự như trước giờ nó đã từng làm. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không cần phải cố gắng để xây dựng một cấu trúc site giúp cho bot dễ dàng đi tới tất cả các trang trong đó.

Kết nối với Google blogsearch thông qua RSS và xml sitemap là những thứ có thể giúp cho Google tìm thấy mọi trang, cập nhật content và đưa nó vào search result một cách nhanh chóng. Nhưng chúng không phải là những cách tốt nhất để Google biết được phải index trang hay ghi nhận mức độ quan trọng hay xếp hạng nó hay đánh giá sự giúp đỡ của nó để xếp hạng các trang khác.

Mặc dù xml sitemap có thể làm được một chút việc này tuy nhiên nó không thể nào giúp Google xác định mức độ tương quan về độ quan trọng của trang này so với trang khác trên website. Nó chỉ giúp cho search engine hiểu được đâu là những trang quan trọng nhất trên site của bạn.

XML sitemap là thứ cần thiết chứ không phải bắt buộc phải có với Google bởi bot sẽ tự tìm trên các URL của website, và nó có thể nhiều hơn những gì mà bạn cung cấp trong sitemap của mình.

Theo cách truyền thống thì tất cả các trang đều cần có link đổ về để có độ tin cậy (và những thứ khác để có hạng cao) và tôi cũng đồng ý với điều này, bởi vì hiện tại tôi cho rằng link vẫn có giá trị của nó.

Nhiều site có thể có những chỗ mà bot không thể vào được như các trang mà Google bị chặn không được thấy hoặc crawl trong robots.txt và một số link từ menu mà bot không thể đi qua nó được.

Tôi đang dùng những phương pháp mới kết hợp cũ như xml sitemap nhằm giúp Google tìm thấy được các trang trên site và tối ưu khả năng di chuyển trên site để giúp đưa độ tin cậy đến các trang quan trọng.

Bạn nên nhớ, link hỏng sẽ làm hao tổn sức mạnh của link

…và cả trải nghiệm người dùng kém nữa

Đây là thứ cực kỳ đơn giản mà tôi học được nhiều năm trước về việc làm website:

“hãy chắc rằng mọi trang đều link tới ít nhất 1 trang khác”

Lời khuyên này vẫn còn đúng cho tới nay.

Hãy kiểm tra lại link hỏng trên site của bạn.

Link hỏng sẽ làm hao phí sức mạnh của link và làm ảnh hưởng tới site của bạn. Sự việc sẽ cực kỳ tệ nếu như bị phát hiện bởi Google, bởi trải nghiệm người dùng là thứ phải được đặt lên hàng đầu. Google là một search engine xếp hạng dựa vào link, nếu link hỏng thì bạn sẽ mất đi lợi thế to lớn của mình.

“Website sẽ thay đổi theo thời gian, những link cũ sẽ hỏng. Googlebot sẽ không đi crawl mãi những link này. Nếu bạn tìm thấy link hỏng thì bạn nên sửa nó vì người dùng, để họ có thể sử dụng site của bạn một cách hoàn hảo nhất. Tôi sẽ không xem đây là thứ bạn làm để phục vụ cho SEO. Đây là việc bạn cần phải làm để phục vụ người dùng một cách tốt nhất” – John Mueller

Google có đếm lượng internal link với từ khóa chính xác tới trang chủ không?

Rất lâu về trước, tôi cố tìm cách lách bằng cách sử dụng link với từ khóa chính xác tới trang chủ. Thay vì đặt là homepage thì tôi sử dụng từ khóa chính xác của mình và link nó tới trang chủ. Sau đó, trang của tôi rớt từ hạng 6 xuống tận trang 3 trên kết quả tìm kiếm.

Tất nhiên, sẽ không thể nào nói rằng chỉ duy nhất việc làm này khiến cho site giảm thứ hạng nhưng nó cũng khiến cho tôi phải đắn đo rất nhiều trong những lần mà tôi cố gắng lách luật sau đó.

Tôi xây dựng một công thức để tính xem liệu anchor text có ảnh hưởng tới link từ trang chủ hay không. Và hình dưới đây là kết quả:

Bạn có thể thấy có những tháng bị rớt hạng rất sâu và đáng lo lắng. Kể từ tháng 1 đến tháng 7 site của tôi gần như biến mất.

Sự thay đổi này cũng có thể là do Google đang test thứ gì đó. Cũng có thể thứ hạng không rớt nếu như tôi không thử link tới trang đích.

Thử nghiệm của tôi cho thấy rằng bạn có thể sử dụng link trực tiếp từ khóa tới trang chủ và đạt được một số thành quả nhưng ngược lại thì bạn cũng rất có thể bị phạt, nó có thể rất nguy hiểm.

Các cách lách luật với link luôn là ưu tiên của tôi và rõ ràng là thời gian này ai cũng làm như thế cả. Nếu như link đó trông có vẻ tự nhiên và site không phải là một site mới hoàn toàn thì tôi không lo lắng gì nhiều.

Tôi sẽ cố gắng tránh xa khỏi những thủ thuật không đúng với guideline – nó quá nguy hiểm – và tôi cũng khuyên bạn nên làm vậy.

Website có bao nhiêu link trên navigation menu là đủ

Tôi đã có lần nói trong Google Webmaster Forum về việc có bao nhiêu link được xổ ra trên thanh navigation thì tốt nhất cho website. Câu hỏi đó như sau:

“Tôi đang làm một site mới với 5000 trang sản phẩm. Tôi cố gắng để kéo người dùng vào trang sản phẩm từ trang chủ. Anh nghĩ tôi có nên sử dụng một hệ thống menu gồm 2 bậc cho 10 thương hiệu và 5000 sản phẩm của mình. Tôi đang nghĩ là việc đó sẽ khiến cho source code của mình cực kỳ nặng nề và phức tạp. Tôi không hiểu search engine sẽ đánh giá link tạo bằng javascript như thế nào. Tôi đang lo lắng về chuyện đó”

Câu trả lời của tôi:

“Tôi đã bỏ thời gian ra để xây dựng một hệ thống tốt và tôi khuyên là không nên sử dụng menu tạo bằng java script bởi nó quá khó sử dụng cho người dùng. Đôi lúc Google có thể đọc được nó nhưng cũng đôi lúc là không, nó phụ thuộc vào cấu trúc của menu. Bạn cần phải nhớ rằng nếu như Google có thể đọc được tất cả các trang đó thì nó cũng khiến cho họ khó khăn trong việc chọn trang sản phẩm nào để đưa lên top.

          Tôi sẽ muốn hệ thống navigation của mình đơn giản nhất có thể. Home page dẫn tới trang danh mục > Danh mục dẫn tới trang sản phẩm > Sản phẩm link tới sản phẩm liên quan”

Thứ quan trọng nhất đối với tôi khi xây dựng hệ thống navigation của website là:

  • Dễ sử dụng cho user
  • Dễ để Google vào xem content và index trang

Sử dụng CSS drop-down navigation để xây dựng menu SEO friendly

Bạn có thể tạo ra các drop-down menu thỏa mãn tiêu chí về việc dễ sử dụng cho người dùng và SEO friendly. Chỉ cần bạn sử dụng CSS và Javascript (tránh việc sử dụng javascript và HTML đơn thuần). Làm thế bởi nếu bạn xóa phần javascript đi thì những gì còn lại là hệ thống menu đơn giản và không bị hỏng chỗ nào cả.

Những thứ bạn nên nhớ khi làm drop-down menu:

  • Drop-down menu sẽ gặp một số vấn đề nếu như user sử dụng các loại màn hình có kích thước hơi đặc biệt
  • Một phiên bản <noscript> thay thế là cần thiết

Luật 3 click khi thiết kế website

Có nhiều người đã viết về luật 3 click này rồi. Ví dụ như Jeffrey Zeldman, một người thiết kế web rất nổi tiếng đã viết trong cuốn sách Taking Your Talent to the Web của anh.

Cơ bản thì luật này khá đúng, nếu như người dùng không thể tìm thấy những gì họ cần trong vòng 3 click thì họ sẽ cảm thấy khó chịu và rời đi.

Tuy nhiên, sau đó luật này đã được các chuyên gia nghiên cứu lại, dựa trên số liệu thực tế thu thập được. Và kết luận của nó là nếu hành động nào đó đó cần nhiều hơn 3 click để thực hiện thì thông thường user sẽ không thực hiện thành công.

Luật 3 click này giúp cho bạn có một tư duy mạch lạc hơn khi xây dựng navigation system cho website của mình. Bạn có thể sử dụng nó theo hướng sau:

“Không để những thông tin quan trọng nằm sau 3 click đầu tiên của user khi họ vào web từ bất kỳ trang nào”

Lợi ích của việc xây dựng một website có hệ thống navigation và layout thống nhất

Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng website đó là giao diện sạch sẽ, thống nhất từ hệ thống navigation cho tới layout của web.

Đừng cố gắng sáng tạo lại những quy luật này. Một hệ thống navigation thống nhất sẽ giúp cho người dùng tìm được thông tin quan trọng nhanh nhất có thể, giúp cho họ nhanh chóng cảm thấy thoải mái khi ở trên web đặc biệt đối với những người dùng mới.

Người dùng không thường vào site của bạn từ trang chủ cho đó tất cả những trang khác trên site đều có thể là một landing page. Hãy chắc rằng khi user vào từ bất kì trang nào, họ đều có thể đến được trang mà họ muốn từ trang đó. Bạn nên nhớ rằng bạn sẽ cố gắng làm rất nhiều thứ cho web của mình không có nghĩ là bạn cần phải thêm mega-menu vào web, không cần phải có những drop-down menu khủng hay những thứ tương tự. Bạn cần phải bỏ thời gian và tìm cách đơn giản hóa navigation menu của mình cũng như một cấu trúc site bền vững.

Layout truyền thống (với 2 hoặc 3 cột và header cùng footer) và tốt nhất cho người dùng khi duyệt web, đặc biệt vơi những trang tin tức. Và hãy nhớ sử dụng CSS cho tất cả mọi thứ trên website.

Bài viết độc quyền đăng lên SEOMxh.com

Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Previous ArticleTốn bao nhiêu thời gian để top Google?
Next Article Phân tích SWOT cho từ khóa để tìm hướng viết content
Tuấn Nguyễn
  • Website

Related Posts

Cách Tìm Từ Khóa Của Đối Thủ Cạnh Tranh

26/04/2025

3 cách để tối ưu hóa cho bot tìm kiếm AI

19/04/2025

Phân trang và SEO: Những điều bạn cần biết vào năm 2025

12/04/2025

Làm mới nội dung: Cách cập nhật nội dung cũ để thu hút lưu lượng truy cập mới

04/04/2025

Ưu tiên SEO cho năm 2025: Hướng dẫn bạn để tìm kiếm thành công

29/03/2025

Đánh giá các bản cập nhật thuật toán của Google năm 2024: 4 bản cập nhật cốt lõi và 3 bản cập nhật spam

03/01/2025
Leave A Reply Cancel Reply

Demo
Top Posts

Tổng Hợp Các Trang Đăng Tin Quảng Cáo Rao Vặt

16/05/20234.863 Views

Hệ Thống VIP Đăng Tin SEOMxh

19/12/20222.160 Views

SEO năm 2023: 8 xu hướng và dự đoán

05/01/20231.262 Views
Don't Miss

Cách Tìm Từ Khóa Của Đối Thủ Cạnh Tranh

26/04/2025

“Khi tôi tiến hành tìm kiếm từ khóa này trên Google, đối thủ cạnh tranh…

3 cách để tối ưu hóa cho bot tìm kiếm AI

19/04/2025

Phân trang và SEO: Những điều bạn cần biết vào năm 2025

12/04/2025

Làm mới nội dung: Cách cập nhật nội dung cũ để thu hút lưu lượng truy cập mới

04/04/2025
Stay In Touch
  • Facebook
  • YouTube
  • TikTok
  • WhatsApp
  • Twitter
  • Instagram
Latest Reviews
Demo
Most Popular

Tổng Hợp Các Trang Đăng Tin Quảng Cáo Rao Vặt

16/05/20234.863 Views

Hệ Thống VIP Đăng Tin SEOMxh

19/12/20222.160 Views

SEO năm 2023: 8 xu hướng và dự đoán

05/01/20231.262 Views
Our Picks

Cách Tìm Từ Khóa Của Đối Thủ Cạnh Tranh

26/04/2025

3 cách để tối ưu hóa cho bot tìm kiếm AI

19/04/2025

Phân trang và SEO: Những điều bạn cần biết vào năm 2025

12/04/2025

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

seomxh.com
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube Dribbble
  • Home
  • Liên hệ
2015 ThemeSphere. Designed by SEOMxh.

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.