“Viết cho người dùng, không phải cho Google.”
“Google thưởng cho nội dung chất lượng cao.”
“Đó là về mục đích tìm kiếm.”
Đây chính là những lời khuyên bạn thường sẽ nhận được, khi muốn tạo những nội dung chất lượng, giúp tăng khả năng tiếp thị. Thực tế, chỉ 1/5 các Blogger báo cáo rằng blog của họ có nội dung đem lại kết quả tiếp thị mạnh mẽ, chiếm tỷ lệ 22% và tỷ lệ này đang có xu hướng ngày một giảm dần trong 3 năm gần đây.
Vậy tại sao phần lớn các bài viết lại không mang lại kết quả tiếp thị mạnh mẽ như mong đợi? Đâu là yếu tố cần phải có của một bài viết chất lượng?
Để nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn, giúp tăng khả năng tiếp thị, hãy đảm bảo bài viết đó có đủ 13 yếu tố quan trọng dưới đây.
- Chủ đề hấp dẫn.
Hãy lựa chọn đúng những chủ đề mà khán giả của bạn quan tâm. Nếu không xác định chắc chắn được những chủ đề đó, bạn có thể dựa vào một vài gợi ý sau:
- Phân tích Google Analytics để tìm ra những chủ đề mà khách hàng của bạn quan tâm.
- Hỏi nhóm bán hàng của bạn về những câu hỏi mà khách hàng tiềm năng thường hỏi nhất.
- Hãy tiến hành theo dõi truy cập trên trang Web của bạn, để xem những sản phẩm hoặc dịch vụ mà mọi người đang tìm kiếm.
- Tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội có liên quan đến ngành của bạn, để tìm nội dung mà khách hàng của bạn quan tâm.
- URL thân thiện với tìm kiếm.
Google luôn khuyến khích việc tạo cấu trúc URL ngắn gọn, đơn giản nhất có thể. Đừng sử dụng số ID dài trong URL của bạn hoặc các yếu tố thời gian cụ thể như ngày, tháng, năm. Các URL quá phức tạp có thể gây ra sự cố cho trình thu thập thông tin và cũng không đem lại hữu ích cho người dùng.
Ví dụ:
https://www.example.com/blog/2022/06/thirteen-elements-of-a-good-blog-post-that-delivers-results/
URL trên quá dài và phức tạp, bạn có thể đổi thành ngắn gọn hơn:
https://www.example.com/blog/elements-of-a-good-blog/
Hãy mô tả URL của bạn để ai đó nhìn thấy liên kết là sẽ biết chính xác những gì họ mong đợi khi tiến hành nhấp vào nó.
- Ghi rõ thông tin tác giả.
Ghi rõ thông tin tác giả trong một bài viết sẽ giúp mang lại sự tin cậy, rõ ràng và tạo tính xác thực cao hơn cho bài viết. Liên kết tên tác giả với trang tiểu sử (có ảnh), nơi người đọc có thể dễ dàng khám phá thêm các bài viết khác của chính tác giả đó.
Làm như vậy sẽ khuyến khích người đọc tương tác với thương hiệu của bạn trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter và Instagram.
- Sử dụng mục lục.
Đặt mục lục ở đầu bài viết để sắp xếp nội dung, giúp người dùng và bot điều hướng một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, những liên kết cố định trong phần mục lục sẽ giúp người đọc của bạn nhanh chóng và dễ dàng truy cập vào thông tin mà họ quan tâm nhất.
Công cụ tìm kiếm thích một mục lục, chính vì vậy, đôi khi nó thường được đưa vào tìm kiếm của Google và hiển thị dưới dạng sitelinks.
- Đặt tiêu đề hấp dẫn thu hút.
Một tiêu đề hấp dẫn sẽ giúp thu hút khán giả đến với Website của bạn, đồng thời thu hút lượt xem cho bài viết.
Ngược lại, nếu không có một tiêu đề hút mắt, Website của bạn sẽ dễ bị lẫn vào đám đông, không tạo được ấn tượng cho khách hàng.
Chính vì vậy, hãy dành thời gian cho việc tạo tiêu đề hấp dẫn, thu hút để tạo ấn tượng với người đọc và khiến họ muốn truy cập vào trang web của bạn chứ không phải của đối thủ.
- Viết đoạn giới thiệu thú vị.
Trong khi tiêu đề tốt sẽ giúp thu hút lượt nhấp chuột vào Website của bạn, thì chính phần giới thiệu thú vị mới biến khách truy cập trang Web trở thành độc giả chân chính.
Để phần giới thiệu của bài viết gây được sự chú ý, người đọc cần hiểu những gì bạn đang nói và quan tâm đến những gì bạn nói. Bạn không cần phải cung cấp cho người đọc câu trả lời ngay trong phần giới thiệu này, hãy cho họ một lý do để họ tiếp tục quan tâm và theo dõi bài viết là đủ.
- Dùng tiêu đề phụ hấp dẫn.
Tiêu đề và tiêu đề phụ sẽ làm nổi bật các yếu tố chính của chủ đề, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được ý chính của bài viết, đồng thời nội dung của bài viết cũng dễ dàng điều hướng được người đọc.
Việc sử dụng từ khóa trong tiêu đề phụ sẽ giúp công cụ tìm kiếm nhanh chóng xác định nội dung và cho người đọc biết những ý chính có trong bài viết. Từ khóa lúc này cần được dùng sao cho tự nhiên, tránh nhồi nhét.
Tiêu đề phụ phải được định dạng bằng hệ thống phân cấp thẻ tiêu đề. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng các định dạng tiêu đề nhỏ dần. Đối với hầu hết các bài báo, bạn chỉ cần sử dụng H2, nhưng nếu bạn cần tách một H2 với nhiều nội dung nhỏ hơn, bạn có thể tiến hành sử dụng H3.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng thẻ tiêu đề đúng cách để đem lại một bố cục chắc chắn, rõ ràng và thu hút cho bài viết của mình.
- Lựa chọn độ dài phù hợp cho bài viết.
Nhiều người cho rằng 1.500 đến 3.000 từ là độ dài lý tưởng cho nội dung của các bài viết, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Độ dài bài viết sẽ phụ thuộc theo phong cách nội dung, chủ đề và đối tượng người đọc.
Một bài viết tốt là một bài viết có người dùng đọc. Để đánh giá mức độ thu hút của bài viết, bạn có thể sử dụng một số cách như sau:
– Theo dõi sự kiện cuộn trang trong Google Analytics (hoặc Hotjar) để xem người dùng đang đọc các bài viết trên trang Web của bạn như thế nào.
– Hoặc hãy thử ẩn câu trả lời tiểu mục để người dùng tương tác, bạn có thể gắn thẻ sự kiện để xem liệu nội dung của bạn có thực sự thu hút người dùng tham gia sâu vào bài viết hay không.
Từ việc đánh giá mức độ hấp dẫn của bài viết và theo dõi hành vi người dùng trên trang, bạn sẽ biết cách tối ưu độ dài, chủ đề, văn phong và bố cục bài viết một cách phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.
- Sử dụng hình ảnh hấp dẫn.
Chúng ta phản hồi và xử lý dữ liệu trực quan từ hình ảnh tốt hơn nhiều so với văn bản thuần túy. Nó nhanh hơn đến 60.000 lần. Chính cách thức bộ não con người xử lý thông tin phức tạp là điều làm cho việc hình dung trở nên quan trọng.
Chính vì vậy, việc sử dụng biểu đồ hoặc đồ thị để giải thích dữ liệu phức tạp sẽ giúp não bộ xử lý thông tin, hình dung dữ liệu một cách dễ dàng hơn nhiều, so với việc giải thích bằng một văn bản dài và chi tiết.
Tuy nhiên, hãy luôn nhớ đảm bảo tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho công cụ tìm kiếm.
- Phải có phần kết luận.
Sau khi theo dõi đến cuối bài viết của bạn, người đọc đôi khi có thể quên một vài điểm quan trọng trong bài viết mà bạn đã đưa ra trước đó. Một bài viết hay là bài viết sẽ tóm tắt những điều quan trọng đó và hướng dẫn người đọc về những việc cần làm tiếp theo.
Đây không phải là việc nhắc lại các quan điểm của bạn, mà là giúp người đọc rút ra kết luận hữu ích từ chính nội dung của bài viết mà họ đang theo dõi.
Hãy truyền cảm hứng cho người đọc, để họ thực hiện hành động theo như mong muốn của bạn, như: đăng ký email, theo dõi trên mạng xã hội, hay xem sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
- Chèn các liên kết hữu ích.
Nếu không có liên kết, internet sẽ là một mớ hỗn độn có tổ chức của các trang Web. Sẽ thực sự khó khăn để điều hướng hay tìm kiếm thông tin mà chúng ta đang quan tâm.
Một bài đăng tốt là bài viết phải giúp điều hướng trực quan cho người dùng và dễ dàng thu thập thông tin cho các công cụ tìm kiếm thông qua việc sử dụng những liên kết nội bộ và liên kết chỉ ra bên ngoài sao cho phù hợp.
Liên kết nội bộ hữu ích sẽ giúp kết nối các chủ đề liên quan cho các công cụ tìm kiếm và cung cấp các nghiên cứu sâu hơn giúp cho người đọc.
John Mueller đã giải thích trong một video SEO After Hours:
“… Liên kết nội bộ là cực kỳ quan trọng đối với SEO.
Tôi nghĩ rằng đó là một trong những điều lớn nhất mà bạn có thể làm trên một trang web để hướng dẫn Google và hướng dẫn khách hàng truy cập đến các trang mà bạn cho là quan trọng. ”
Các liên kết bên ngoài được sử dụng tốt nhất là để trích dẫn các nguồn và hoạt động như một sự chứng thực cho nội dung chất lượng cao.
- Thêm lược đồ.
Đánh dấu lược đồ là một yếu tố cần thiết của một bài viết tốt vì nó giúp cho các công cụ tìm kiếm xác định được trang của bạn là một bài đăng trên Website, thay vì các trang sản phẩm, trang hệ thống hoặc nội dung khác.
Ngoài ra còn có Câu hỏi thường gặp, Hướng dẫn,… hay Breadcrumbs.
- Đề xuất các bài viết có liên quan.
Khi bạn có một bài viết có cấu trúc tốt bao gồm các khía cạnh kỹ thuật như việc xếp hạng bài viết, nội dung giải trí và cung cấp thông tin hấp dẫn, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối.
Nếu bạn muốn giữ khách hàng ở lại trang Web và cuối cùng là tạo ra các chuyển đổi, thì ở cuối mỗi bài viết của bạn, hãy hiển thị một vài bài viết có liên quan đến cùng một cụm chủ đề.
KẾT LUẬN.
Trên đây là 13 yếu tố quan trọng cần có trong bài viết. Nó không chỉ giúp người dùng quan tâm đến bài viết trên blog của bạn hơn, mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cách chủ đề liên quan đến toàn bộ trang web của bạn.
Bài viết được dịch tại SEJ và đăng tải duy nhất lên SEOMxh.com
Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/blog-content-quick-easy-tips/337461/