Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số sản phẩm thương mại điện tử hoặc bài đăng trên blog của mình lại không bao giờ được xuất hiện ở trên Google không?
Cách trang web của bạn xử lý phân trang có thể đang là nguyên nhân.
Bài viết này giúp khám phá sự phức tạp của phân trang, như: phân trang là gì, liệu trang web của bạn có cần tiến hành phân trang cho SEO hay không, và nó ảnh hưởng như thế nào đến tìm kiếm trong năm 2025.
- Phân trang là gì?
- Ví dụ về phân trang ở trong thực tế.
- Tại sao phân trang lại đóng vai trò quan trọng đối với SEO?
- Google ngừng sử dụng rel=prev/next.
- Tại sao phân trang vẫn đóng vai trò quan trọng vào năm 2025: Cuộc tranh luận về cuộn vô hạn.
- JavaScript có thể tiến hành can thiệp vào phân trang như thế nào?
- Cách xử lý lập chỉ mục và thẻ chuẩn cho URL được phân trang.
Phân trang là gì?
Phân trang là khuôn khổ mã hóa và kỹ thuật trên các trang web, cho phép phân chia nội dung của bạn thành nhiều trang, nhưng vẫn giữ được sự kết nối về chủ đề với trang gốc.
Khi một trang chứa quá nhiều thông tin, quá nhiều nội dung để tải hiệu quả, việc tiến hành phân trang sẽ giúp chia trang thành các phần nhỏ hơn.
Điều này giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng và giúp máy khách hay chính là trình duyệt web không phải tải quá nhiều thông tin, mà phần lớn thông tin trong số đó có thể chưa được người đọc xem xét đến.
Ví dụ về phân trang đang hoạt động
Danh sách sản phẩm
Một ví dụ phổ biến về phân trang chính là tiến hành điều hướng nhiều trang kết quả sản phẩm ở trong một nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, hoặc danh mục duy nhất.
Hãy cùng xem Virgin Experience Days, một trang web bán các trải nghiệm tặng quà tương tự như Red Letter Days.
Hãy xem trang trải nghiệm Ngày của Mẹ của họ:
- https://www.virginexperiencedays.co.uk/mothers-day-gifts
Cuộn xuống phần “Tất cả trải nghiệm Ngày của Mẹ và ý tưởng quà tặng”, bạn sẽ thấy tới 1.635 trải nghiệm để lựa chọn.
Rõ ràng, việc tiến hành liệt kê tất cả chúng ở trên cùng một trang sẽ không thực tế. Bởi, điều này sẽ dẫn đến việc cuộn dọc quá mức và có thể làm chậm lại thời gian tải trang.
Ở phần xuống trang, bạn sẽ tìm thấy các liên kết phân trang:
Nhấp vào liên kết phân trang sẽ chuyển người dùng đến với các trang danh sách sản phẩm riêng biệt, như trang 2:
- https://www.virginexperiencedays.co.uk/mothers-day-gifts?page=2
Trong URL, “?page=2” xuất hiện dưới dạng phần mở rộng tham số, đây chính là một cú pháp phân trang vô cùng phổ biến.
Các biến thể, bao gồm: “?p=2” hoặc “/page/2/”, nhưng mục đích vẫn như vậy, nó cho phép người dùng tiến hành duyệt thêm các trang danh sách.
Ngay cả các nhà bán lẻ lớn, như Amazon cũng tiến hành sử dụng cấu trúc phân trang tương tự.
Đồng thời, việc tiến hành phân trang cũng giúp công cụ tìm kiếm khám phá các sản phẩm được lồng nhau sâu.
Nếu một trang web quá lớn đến mức không thể tiến hành liệt kê tất cả các sản phẩm ở trong một sơ đồ trang web XML duy nhất, liên kết phân trang lúc này sẽ giúp cung cấp một cách bổ sung, để trình thu thập thông tin tiến hành truy cập vào các sản phẩm đó.
Ngay cả khi sơ đồ trang web XML được thiết lập, liên kết nội bộ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với SEO.
Mặc dù liên kết phân trang không phải là tín hiệu xếp hạng mạnh nhất, nhưng chúng đóng vai trò cơ bản trong việc đảm bảo nội dung của bạn có thể được khám phá.
Blog và nguồn cấp tin tức
Phân trang không chỉ được giới hạn ở danh sách các sản phẩm, mà nó còn được sử dụng rộng rãi ở trong blog và nguồn cấp tin tức.
Hãy xem kho lưu trữ bài viết SEO của Search Engine Land:
- https://searchengineland.com/library/seo
Trong trang này, bạn có thể truy cập vào nguồn cấp dữ liệu của tất cả các bài đăng liên quan đến SEO ở trên Search Engine Land.
Cuộn xuống, bạn sẽ thấy các liên kết phân trang.
Nhấp vào “2”, nó sẽ đưa bạn đến bộ bài viết SEO ở trang tiếp theo:
- https://searchengineland.com/library/seo/page/2
Phân trang bên trong nội dung
Phân trang cũng có thể tồn tại ở trong từng phần nội dung riêng lẻ thay vì ở cấp độ nguồn cấp dữ liệu.
Ví dụ, một số trang web tin tức sẽ tiến hành phân trang phần bình luận, khi một bài viết trên trang nhận được hàng nghìn bình luận.
Tương tự như vậy, các chủ đề trên diễn đàn có nhiều cuộc thảo luận cũng thường sử dụng chức năng phân trang để chia các câu trả lời thành nhiều trang.
Hãy xem bài đăng này từ WPBeginner:
- https://www.wpbeginner.com/beginners-guide/how-to-choose-the-best-blogging-platform/
Cuộn xuống dưới cùng, bạn sẽ thấy rằng ngay cả phần bình luận cũng được sử dụng phân trang để tiến hành sắp xếp các phản hồi của người dùng.
Tại sao phân trang lại đóng vai trò quan trọng đối với SEO?
Phân trang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO vì một số lý do, như:
Lập chỉ mục
Nếu không tiến hành phân trang, trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm có thể gặp khó khăn khi đi tìm nội dung lồng nhau sâu, như: bài đăng trên blog, bài viết tin tức, sản phẩm và bình luận.
Hiệu quả thu thập dữ liệu
Phân trang sẽ làm gia tăng số lượng URL trên một trang web, và dường như nó đang gây khó khăn đối với việc thu thập thông tin hiệu quả.
Tuy nhiên, hầu hết các công cụ tìm kiếm đều có thể nhận dạng được các cấu trúc phân trang phổ biến, ngay cả khi nó không có nhiều đánh dấu.
Sự hiểu biết này cho phép các công cụ tìm kiếm ưu tiên thu thập các nội dung có giá trị hơn, đồng thời bỏ qua các trang được phân trang ít quan trọng hơn.
Liên kết nội bộ
Phân trang cũng góp phần tạo nên các liên kết nội bộ.
Mặc dù liên kết phân trang không mang lại thẩm quyền về liên kết đáng kể, nhưng chúng giúp cung cấp cấu trúc.
Google có xu hướng ít chú ý đến các trang mồ côi – là những trang không có liên kết đến. Chính vì vậy, việc phân trang có thể giúp đảm bảo rằng nội dung của bạn vẫn được kết nối.
Quản lý nội dung trùng lặp
Nếu URL không được cấu trúc một cách đúng cách, công cụ tìm kiếm có thể nhầm lẫn chúng là những nội dung trùng lặp.
Phân trang không phải là tín hiệu mạnh mẽ để hợp nhất nội dung giống như: chuyển hướng hoặc thẻ chuẩn.
Tuy nhiên, khi được triển khai một cách chuẩn, đúng cách, nó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm có thể phân biệt được đâu là các trang được phân trang, và đâu là các trang trùng lặp thực sự.
Google ngừng sử dụng rel=prev/next
Trước đây, Google hỗ trợ rel=prev/next để khai báo nội dung phân trang.
Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2019, người ta phát hiện ra rằng Google đã không còn sử dụng đánh dấu này trong một thời gian.
Do đó, các thẻ này sẽ không còn cần thiết ở trong mã của trang web nữa.
Google có thể đã từng sử dụng rel=prev/next để nghiên cứu các cấu trúc phân trang phổ biến.
Theo thời gian, những hiểu biết sâu sắc đó được tiến hành tích hợp vào các thuật toán cốt lõi, khiến cho việc đánh dấu lúc này trở nên dư thừa.
Một số chuyên gia SEO tin rằng: những thẻ này vẫn có thể giúp thu thập thông tin, tuy nhiên có rất ít bằng chứng chứng minh điều đó.
Vì vậy, nếu trang web của bạn không sử dụng thẻ đánh dấu này, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Google vẫn có thể tiến hành nhận dạng các URL được phân trang.
Và nếu trang web của bạn đang sử dụng tính năng này, thì bạn cũng không cần phải xóa ngay chúng đi. Vì nó cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến SEO của bạn.
Tại sao phân trang vẫn đóng vai trò quan trọng vào năm 2025: Cuộc tranh luận về cuộn vô hạn.
Các phương pháp thay thế để giúp duyệt một lượng lớn nội dung đã xuất hiện trong vài thập kỷ qua.
Các nút “Xem thêm” hoặc “Tải thêm” thường xuất hiện ở bên dưới luồng bình luận, trong khi cuộn vô hạn hoặc tải chậm thường phổ biến hơn đối với các bài đăng và sản phẩm.
Một số người cho rằng những tính năng này tạo ra sự thân thiện với người dùng hơn.
Ban đầu được tiên phong bởi các mạng xã hội như Twitter (hiện nay là X), hình thức điều hướng này đã giúp thúc đẩy các tương tác xã hội.
Một số trang web đã áp dụng nó, nhưng tại sao nó lại không được áp dụng một cách phổ biến rộng rãi hơn?
Theo quan điểm SEO, vấn đề chính là trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm tương tác với các trang web một cách hạn chế.
Trong khi các trình duyệt không có giao diện người dùng đôi khi có thể thực thi nội dung dựa trên JavaScript trong khi tải trang, thì trình thu thập thông tin tìm kiếm thường sẽ không “cuộn xuống” để tiến hành kích hoạt nội dung mới.
Bot của công cụ tìm kiếm chắc chắn sẽ không tiến hành cuộn vô thời hạn để tải mọi thứ ở trên trang của bạn.
Như vậy, các trang web chỉ dựa vào cuộn vô hạn hoặc tải chậm có nguy cơ bị bỏ quên, bị bỏ sót các bài viết, các sản phẩm và các bình luận theo thời gian.
Tuy nhiên, đối với các thương hiệu tin tức lớn đã có thẩm quyền SEO mạnh mẽ, và sơ đồ trang web XML mở rộng, điều này có thể không phải là một vấn đề đáng lo ngại.
Lúc này, sự đánh đổi giữa SEO và trải nghiệm của người dùng có thể được chấp nhận.
Nhưng đối với hầu hết các trang web, việc triển khai các công nghệ này chính là một ý tưởng tồi.
Trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm có thể không dành thời gian để cuộn qua các nguồn cấp dữ liệu nội dung, nhưng chúng sẽ tiến hành nhấp vào các siêu liên kết, bao gồm cả liên kết phân trang.
JavaScript có thể can thiệp vào phân trang như thế nào?
Ngay cả khi trang web của bạn không sử dụng plugin cuộn vô hạn, JavaScript vẫn có thể gây ảnh hưởng đến việc phân trang.
Kể từ tháng 7 năm 2024, Google ít nhất đã cố gắng tiến hành hiển thị JavaScript cho tất cả các trang được truy cập.
Tuy nhiên, thông tin chi tiết về việc này vẫn còn khá mơ hồ.
- Google có tiến hành hiển thị tất cả các trang, bao gồm cả JavaScript, tại thời điểm thu thập dữ liệu không?
- Hay việc thực thi sẽ được tiến hành hoãn lại ở một hàng đợi xử lý riêng biệt?
- Điều này gây ảnh hưởng thế nào tới thuật toán xếp hạng của Google?
- Google có đưa ra quyết định ban đầu trước khi thực thi JavaScript sau vài tuần không?
Không có câu trả lời nào chắc chắn cho những câu hỏi này.
Nếu nỗ lực thực thi JavaScript cho tất cả các trang được thu thập của Google đang tiến triển tốt (mà điều này có vẻ không khả thi do những hạn chế tiềm ẩn về hiệu quả) thì tại sao lại có nhiều trang web trở lại trạng thái không động?
Điều này không có nghĩa là việc sử dụng JavaScript sẽ biến mất. Thay vào đó, nhiều trang web hiện nay có thể chuyển sang hiển thị phía máy chủ hoặc phía cạnh bên.
Nếu trang web của bạn sử dụng phân trang truyền thống nhưng JavaScript lại can thiệp vào các liên kết phân trang, điều này vẫn có thể dẫn đến sự cố về thu thập thông tin.
Ví dụ, trang web của bạn có thể sử dụng liên kết phân trang truyền thống, nhưng nội dung chính của trang lại được tải chậm. Và các liên kết phân trang chỉ xuất hiện khi người dùng hoặc bot tiến hành cuộn trang.
Cách xử lý lập chỉ mục và thẻ chuẩn cho URL được phân trang
Các chuyên gia SEO thường khuyên dùng thẻ chuẩn để trỏ URL được phân trang đến các trang gốc của chúng, và tiến hành đánh dấu chúng là không chuẩn.
Thực tế này đặc biệt phổ biến trước khi Google giới thiệu rel=prev/next.
Kể từ khi Google ngừng hỗ trợ rel=prev/next, nhiều chuyên gia SEO vẫn chưa chắc chắn về cách tốt nhất để xử lý URL phân trang.
Tránh chặn nội dung được phân trang thông qua robots.txt hoặc bằng thẻ chuẩn. Làm như vậy sẽ ngăn Bot của Google tiến hành thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục của các trang đó.
Trong trường hợp bài đăng tin tức, Google có thể coi một số trao đổi bình luận có giá trị, có khả năng kết nối phiên bản phân trang của bài viết với các từ khóa mà lẽ ra không được liên kết đến bài viết đó.
Điều này có thể giúp tạo ra lưu lượng truy cập miễn phí. Đây là điều đáng tốt và nên duy trì vào năm 2025.
Đồng thời, việc tiến hành hạn chế thu thập và lập chỉ mục các nguồn cấp dữ liệu sản phẩm được phân trang có thể khiến một số sản phẩm của bạn trở nên mồ côi.
Trong SEO, mọi người có xu hướng theo đuổi sự hoàn hảo và hướng tới mục tiêu kiểm soát một cách hoàn toàn quá trình thu thập thông tin.
Tuy nhiên, việc kiểm soát một cách quá mức ở đây có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, vì vậy hãy cẩn thận.
Có những trường hợp bạn cần phải tiến hành hủy chuẩn hóa hoặc hạn chế việc thu thập dữ liệu các URL được phân trang.
Trước khi thực hiện bước đó, hãy đảm bảo rằng bạn có dữ liệu cho thấy: các vấn đề về hiệu quả thu thập thông tin quan trọng hơn so với lưu lượng truy cập miễn phí tiềm năng.
Nếu bạn không có dữ liệu đó thì đừng tiến hành chặn URL.
Bài viết được dịch tại SEL và đăng tải duy nhất lên SEOMxh.com
NGUỒN: https://searchengineland.com/pagination-seo-what-you-need-to-know-453707